Site icon Vina Nha Trang

Nghiên cứu mới: Cà phê có liên quan đến việc cải thiện chức năng nhận thức ở bệnh nhân bị rung nhĩ

BANNER 1 01

Theo Daily Coffee News, một nghiên cứu mới cho thấy những lợi ích tiềm tàng về việc uống cà phê thường xuyên đối với bệnh nhân bị rung nhĩ (AF) (*) – một chứng loạn nhịp tim phổ biến làm tăng nguy cơ đột quỵ, suy giảm nhận thức và chứng mất trí.

 

(*) Bệnh rung nhĩ: là một trong những rối loạn nhịp tim rất thường gặp. Đây là một hình thái rối loạn nhịp tim nhanh. Thường thì nó bắt đầu với các giai đoạn nhịp tim đập bất thường ngắn và trở nên dài hơn và có thể liên tục theo thời gian. Hầu hết các giai đoạn không có triệu chứng.

 

Theo thống kê được biết, với sự tham gia của hơn 2.400 người, nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa liều lượng lượng cà phê uống hàng ngày với khả năng nhận thức, cụ thể chỉ cần uống 1 cốc/ ngày có thể giúp tăng hiệu suất nhận thức.

 

Các tác giả lưu ý rằng rung nhĩ ảnh hưởng đến khoảng 5% số người trên 65 tuổi, với tỷ lệ mắc bệnh tăng mạnh theo tuổi tác. Tình trạng này có liên quan đến nguy cơ đột quỵ tăng gấp năm lần và khả năng phát triển các vấn đề về nhận thức, bao gồm chứng mất trí nhớ.

 

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra, một tách cà phê mỗi ngày có liên quan đến những cải thiện đáng kể về hiệu suất nhận thức ở những bệnh nhân mắc AF, bao gồm cả những người hút thuốc và những người mắc bệnh tiểu đường.

 

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều rủi ro tiềm ẩn khi tiêu thụ nhiều cà phê trong ngày (trên 5 cốc) chẳng hạn như: huyết áp cao, Tăng tình trạng mất ngủ, nguy cơ loãng xương cao,…

 

Tóm lại, nhóm nghiên cứu tại Thụy Sĩ đã đưa ra kết luận: “Không nên ngăn cản việc tiêu thụ cà phê ở những bệnh nhân cao tuổi mắc AF”. Vì vậy, trong giới hạn cho phép, việc uống cà phê hằng ngày vẫn đem lại lợi ích về tinh thần và thể chất cho tất cả mọi người,

 

Tham khảo: Study: Coffee Linked to Improved Cognitive Function in Patients with Atrial FibrillationDaily Coffee News by Roast Magazine 

Đừng quên theo dõi chúng tôi trên các nền tảng để không bỏ lỡ tin tức mới nhất:

 

Exit mobile version